Uống rượu ngâm trái cây có an toàn không?
Bác PGS TS Nguyễn Duy Thịnh trên trang Soha cho rằng cách làm rượu trái cây là cách pha chế “nhố nhăng”, có lẽ vì bác đánh đồng theo cách lên men của giấm khi nhìn thấy có… chuối trong thành phần công thức. Một số khác cho rằng nó không có cơ sở khoa học, không đảm bảo sự an toàn về mặt thực phẩm.
Tuy nhiên xét trên công thức làm rượu trái cây tươi thì Rolyn khẳng định nó hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên liệu pha chế như mình đã được học ở lớp dạy pha chế Hướng Nghiệp Á Âu. Bản chất nó chính là một loại cách làm cocktail rượu trái cây, vì công thức này khác biệt ở chỗ rượu được ngâm phải đảm bảo trên 35 độ.
Còn về độ an toàn: Chính bạn là người chọn mua nguyên liệu nên kiểm soát được độ an toàn về nguồn gốc nguyên liệu: rượu có đảm bảo nhà tự nấu không pha cồn thêm không? Trái cây có tươi mới, nhập khẩu có nguồn gốc nhãn mác không? …
Còn nếu nguyên liệu này chẳng may có độc tố thì làm cách nào ăn vào cũng có độc tố, chẳng cứ gì sử dụng theo cách làm rượu trái cây thì mới độc 😀
A- Công thức nguyên liệu làm rượu trái cây
- Rượu nếp trắng 2 lít trên 38 độ (vodka, soju cũng được luôn nha)
- Đường phèn: 1 kg ở siêu thị bán rất nhiều. Đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh khác hẳn đường cát, các bạn lưu ý nhé
- Chanh: 5 quả. Chanh không hạt tốt hơn nhé.
- Cam: 5 quả loại nào cũng được ( mình dùng cam xanh thuần Việt loại 24k/1kg trong siêu thị vì kiểu chua ngọt đậm vị, nó giúp vị của rượu sắc nét hơn)
- Táo: 5 quả loại nào cũng được (mình dùng táo đỏ Mỹ vì kinh nghiệm pha cocktail cho thấy mùi táo nồng thơm hơn khi ngấm men)
- Nho: 1 kg đen hoặc nho đỏ hay nho xanh đều được. Riêng mình nho để ngâm luôn chọn giống nho Ninh Thuận. Rượu nho lên men ở đây là cực phẩm)
- Kiwi xanh: 1kg
- Chuối: 5 quả tươi đẹp không dập nát. Lưu ý với công thức làm rượu trái cây này, chuối chỉ có tác dụng kích thích men vi sinh phát triển, nên không cần quá nhiều.
- Dứa (hay còn gọi là Thơm): 1 quả lớn
- Bình thủy tinh 10 lít (lưu ý nha, bình 10 hoặc 15 lít vì khi cắt trái cây ra khá nhiều. Mình làm xong xếp hết nửa cái bình 15 lít)
B- Cách làm rượu trái cây chuẩn cocktail
Bước 1: Cam, chanh chọn trái tươi, nhiều nước, gọt vỏ ngoài để khi ngâm sẽ không làm rượu bị đắng.
- Táo rửa sạch, cắt khoanh 0.5-0.7cm, Dứa (Thơm) gọt vỏ cắt khoanh tròn.
- Kiwi gọt vỏ cắt khoanh mỏng, chuối bỏ vỏ cắt làm đôi
- Cam, Chanh gọt sạch phần vỏ xanh, cắt khoảng như táo, lưu ý nếu cắt vào hột thì bỏ hột đã bị cắt ra để không bị đắng
- Nho ngâm nước muối rồi để ráo nước, tách bớt cuống nhưng lưu ý không làm quả nho “bị thương” nha.
- Bình thủy tinh rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Xếp hoa quả lần lượt theo thứ tự: Chuối – Nho – Cam -Kiwi – Táo – Dứa (Thơm) – Chanh. Thứ tự này đều có lý do về mặt hóa học khi các chất lên men sinh ra, mình không tiện giải thích dài dòng trong bài viết này.
Lưu ý: cứ 1 lớp hoa quả 1 lớp đường phèn, phần đường còn lại sẽ đổ lên lớp trên cùng. Tiếp tục đổ rượu vào, đậy kín. Không nên xếp quá chặt vì sau khi hoa quả lên men sẽ đầy lên, dễ bị trào ra ngoài.
=>> Mình đã ghi hình lại video 1 phút 30 giây trên YouTube cách mình thực hiện ngâm rượu trái cây, các bạn click xem nếu cần nhìn trực quan nhé
C- Thời gian ngâm rượu trái cây 3 tháng đến 1 năm
Rượu trái cây ngâm sau 1 tháng là bắt đầu dùng được. Tuy nhiên nhiều bạn thắc mắc rượu ngâm hoa quả để được bao lâu thì xin khẳng định là chỉ nên uống trong vòng 1 năm. Vì trái cây tươi khi lên men thời gian quá lâu sẽ có tác dụng khó kiểm soát.
>>> Nếu không có thời gian, bạn hãy làm theo cách làm rượu trái cây uống liền trong bài viết công thức cách pha chế Sangria đơn giản
Uống rượu trái cây có tốt không?
Chỉ nên dùng 1-2 ly nhỏ/ ngày là tốt nhất. Nguyên liệu xịn sò uống bao hồng da. Giúp cơ thể con người cảm giác ngấy đồ ăn, tăng thúc đẩy hệ tiêu hóa. Đặc biệt là giúp chị em nhanh chìm vào giấc ngủ tránh nhàn cư vi bất thiện mỗi khi đêm về.
Kinh nghiệm ngâm rượu trái cây các chị em đã làm và chia sẻ thực tế
Kinh nghiệm trong các làm rượu trái cây của chị Hoa Tăng
Rượu trái cây đã làm dậy sóng 1 thời gian với đủ mọi ý kiến khen, chê. Quan điểm của mình thì rất đơn giản. Có mạo hiểm thì mới biết nó ngon hay dở, biết thành công hay thất bại để rút kinh nghiệm cho mình.
Nhà mình ngâm 2 bình, 1 bình 3 tháng sau đến Tết uống luôn thì uống như trái cây ngâm đường lên men nhẹ. Pha với đá uống rất ngon, chua chua ngọt ngọt ai đến cũng rất thích. Còn bình này thì tròn đúng 1 năm hôm nay mở ra thử thì vị rượu kiểu như rượu vang ấy. Nhưng vị đậm và nặng độ hơn và cảm nhận uống vào rất rất dễ… xỉn😊😜. Nhưng tóm lại là rất Ngon ( theo khẩu vị của riêng mình thoi nha). Và không biết trong trào luu năm đó có bạn nào bị ngộ độc rượu trái cây này ko ạ thì cho e biết để e uống ít lại chứ cái ly e rót ra thử e bỏ đá uống xong e còn muốn lấy uống tiếp.
Từ kinh nghiệm ngâm rượu trái cây thực tế của chị Trần Lành
Thấy mọi người đang thắc mắc 1 số vấn đề về món rượu trái cây này. Mình cũng ko giỏi giang và có kinh nghiệm nhiều đâu, mình ngâm hũ rượu này được 4 ngày rồi. Hũ rượu của mình bắt đầu lên men. Mình xin mạo muội giải đáp một số thắc mắccủa chị em trong hội để mọi người có thể tự tin làm cho kịp đón Tết như sau:
- Mọi người nói khi ngâm không nên cho dứa vì sợ bị hỏng là không đúng nhé. Mình đã nếm thử thấy vị ok, ko hư hỏng gì cả
- Rượu ngâm sau 1 tháng là có thể uống được, và để được quanh năm không phải bỏ tủ lạnh nha cả nhà
- Đối với cam, chanh, quýt nên gọt vỏ và bỏ hạt cho rượu không bị đắng nha
Suy cho cùng, mỗi nhà cũng nên ngâm một bình rượu trái cây để góc nhà. Làm chi? Để mỗi khi buồn nhâm nhi vài ly cho mọi chuyện trở nên lâng lâng nhẹ tựa lông hồng. Lúc đó chắc chắn uống rượu trái cây tốt hơn mấy thứ rượu mạnh nguyên chất đúng không.
>>> Nếu nhỡ mồm ngon quá mà uống đến mức say xỉn thì đây là link bài các cách giải khi say bia rượu
Xem 5278 lần