Rượu trái cây là gì? thành phần công thức chính của các loại rượu trái cây ở Việt Nam? những ai nên uống? những loại quả nào nên ngâm… được giải quyết tất cả trong bài.
I – Rượu trái cây là gì?
Theo wikipedia, Rượu trái cây hay còn gọi là rượu hoa quả được định nghĩa “là một thức đồ uống có cồn được tạo ra bằng cách làm lên men các loại hoa quả”. Rượu trái cây có thương hiệu được các công ty sản xuất đóng chai và được bày bán ở nhiều hệ thống bán lẻ.
Một trong những loại rượu trái cây đóng chai phổ biến
1. Khái niệm rượu trái cây … mới nổi ở Việt Nam
Tuy nhiên khái niệm rượu trái cây ở Việt Nam thường được hiểu là rượu ngâm hoa quả. Được các chị em tự tay ngâm trái cây tươi theo công thức được chia sẻ. Các loại rượu hoa quả thường có hương vị của loại hoa quả nguyên liệu làm ra chúng.
Rượu trái cây tổng hợp được chị em ưa chuộng ngâm trong hơn 1 năm trở lại đây
Công thức làm rượu trái cây kiểu này khi mới ra đời đã gây khá nhiều tranh cãi, lôi cả chuyên gia của viện công nghệ thực phẩm vào. Tuy nhiên bởi vì có quá nhiều công thức biến thể khiến các chuyên gia có cái nhìn nhiễu loạn về loại rượu hoa quả tự ngâm này. RolynFood đã chia sẻ công thức nguyên liệu chuẩn từ trường hướng Nghiệp Á Âu, bạn chịu khó kéo xuống phần II nhé.
2. Và định nghĩa rượu ngâm trái cây truyền thống
Theo văn hóa làm đồ uống của người Việt Nam, nhiều loại rượu có tên theo các loại trái cây như Rượu mơ, rượu táo mèo, rượu chuối hột… cũng không gọi là rượu trái cây. Họ gọi đó là rượu ngâm hoặc là một loại rượu thuốc được ngâm với một loại trái cây tốt cho sức khỏe theo quan niệm của Đông Y. Vì vậy nhiều loại rượu gắn với tên hoa quả có thể không phải là rượu hoa quả vì người ta chỉ ngâm hoa quả vào rượu.
Rượu Táo mèo ngâm – Một điển hình của việc ngâm trái cây vào rượu theo cách truyền thống của người Việt Nam
II – Thành phần nguyên liệu làm rượu trái cây
1. Đối với loai rượu trái cây pha chế uống liền
Thành phần nguyên liệu chính gồm:
- Rượu mạnh: rum, vodka, cognac, whiskey… hoặc vang đỏ, rượu nếp tự nấu với độ cồn trên 35 độ
- Syrup đường: Các bạn có thể tự nấu theo công thức 3 nước – 7 đường
- Chanh: là thứ không thể thiếu đối với bất cứ ly rượu cocktail trái cây nào, nó đóng vai trò chất làm chua chính trong một ly cocktail để trung hòa vị nồng của cồn trong rượu mạnh.
- Cam: cũng là một thành phần trong các nguyên liệu thuộc về chất làm chua, chỉ đứng thứ 2 sau chanh. Tuy nhiên mùi và vị của cam giúp các nguyên liệu mềm hơn vào tạo sự hòa quyện vừa đủ với các thành phần nguyên liệu trong một ly coctaik hoa quả
- Táo: mang lại hậu vị thơm rõ ràng nhất khi chúng ta uống một ngụm cocktail rượu trái cây. Đặc biệt rõ rệt nhất khi bạn thưởng thức miếng táo đã ngấm hoàn toàn hương vị cocktail sau một thời gian ngâm.
Ngoài các thành phần trái cây chính trên, bạn có thể thêm Nho hoặc Kiwi, Lê, bạc hà, gừng… cùng với từng loại rượu. Chúng sẽ là những thành phần để tạo ra chiều sâu, sự khác nhau của mỗi loại cocktail rượu trái cây.
2. Thành phần nguyên liệu chính đối với rượu ngâm trái cây tổng hợp
- Rượu nếp trắng 1,5 lít khoảng 30- 36 độ
- Đường phèn: 2 kg ở siêu thị bán rất nhiều. Đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh khác hẳn đường cát, các bạn lưu ý nhé
- Chanh: 0,5kg. Chanh không hạt tốt hơn nhé.
- Cam: 5 quả loại nào cũng được
- Táo: 5 quả loại nào cũng được
- Nho: 1 kg đen hoặc nho đỏ hay nho xanh đều được
- Dâu tây Đà Lạt: 1 kg
- Chuối: 15 quả tươi đẹp không dập nát
- Kiwi xanh: 1kg
Xem: Cách làm rượu trái cây và thông tin xác thực tranh cãi về sự an toàn thực phẩm khi làm theo cách này
3. Công thức cơ bản đối với rượu ngâm trái cây truyền thống của Việt Nam
Ngoài công thức ngâm rượu trái cây theo cách tổng hợp tạo ra loại rượu có mùi vị thanh nhẹ của cocktail trái cây: có vị chua, ngọt và một chút nồng cay của cồn… Thì các bạn cũng có thể ngâm độc lập rượu với một trong những loại trái cây như: táo mèo, mơ, nho… Không chỉ ngon miệng mà nó còn là một vị thuốc cho cơ thể.
Nguyên liệu và tỉ lệ chuẩn cần thiết cho cách ngâm rượu trái cây kiểu này là:
- Trái cây: 1,5kg
- Rượu nếp trắng: 3 lít
- Đường phèn: 0,5kg
Lưu ý: Đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh khác hẳn đường cát
- Dành 1 phút để xem video cách ngâm rượu mơ umeshu Nhật Bản
Một trong những công thức ngâm rượu mơ truyền thống mà Rolyn Food đã làm video hướng dẫn
III – Những ai phù hợp uống rượu trái cây và nên uống ở đâu, khi nào?
Các loại hoa quả được chọn làm rượu hoa quả thường là loại có vị ngọt vì chúng dễ lên men. Nhìn chung, rượu hoa quả thường ngọt và nông độ cồn không cao nên rất phù hợp với các chị em phụ nữ và những người không uống được rượu.
Trong các bữa ăn hàng ngày hoặc tiệc tùng có nhiều dầu mỡ là nơi phù hợp với việc sử dụng rượu trái cây vì chúng giúp tiết enzyme xử lý thức ăn kỹ hơn.
Mỗi tối uống 1 chén hoặc một ly rượu trái cây 100ml sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa và mang lại giấc ngủ sâu hơn.
Điều tốt đẹp nhất ở các loại rượu trái cây hoặc rượu cocktail là không cần đồ nhắm vẫn cảm thấy uống thật ngon miệng. Vì thế không phát sinh thêm calories dư đối với người ăn theo chế độ giảm cẩm.
- Xem cách nhóm nhạc SNSD vui vẻ cùng nhau say xỉn chuyện trò thân mật trong hành trình pha chế rượu vang sangria
Uống rượu trái cây xong say say vui vui, nhưng vui thôi đừng vui quá….
IV – 6 loại hoa quả tốt cho việc ngâm rượu trái cây
1. Táo mèo: thành phần chính của rượu ngâm táo mèo
Theo y học cổ truyền, táo mèo là loại hoa quả có vị chua ngọt, giúp tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng. Vì thế, đây là loại quả tốp đầu được các nhà thuốc Đông y ngâm bán.
- Công dụng của rượu táo mèo ngâm: Kích thích tiêu hóa, làm dịu thần kinh, kích thích cảm giác muốn ngủ và giúp giấc ngủ sâu hơn.
2. Mơ: để ngâm rượu Mơ Nhật
Bạn hẳn đã nghe tới loại rượu mơ nhật Umeshu được yêu thích trên thị trường quà biếu tết? Nó thực ra được ngâm theo công thức làm rượu trái cây này đấy.
- Công dụng của rượu Mơ: quả mơ có nhiều vitamin C. Vì vậy ngâm rượu với mơ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, điều trị bệnh đường ruột.
3. Long nhãn, vải: Rượu ngâm long nhãn
Theo Đông y, long nhãn, vải (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần rất thích hợp để ngâm rượu trái cây.
- Công dụng của rượu nhãn/ long nhãn : bổ khí huyết, trị chứng mất ngủ, lo âu, căng thẳng; tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Rượu ngâm long nhãn cùng một số vị thuốc bổ dương khác còn có tác dụng trị chứng yếu sinh lý.
4. Nho: Rượu nho ngâm
- Công dụng của rượu nho ngâm: Không cần nói nhiều bạn cũng đã biết sơ qua rất nhiều tác dụng của Nho lên men rồi đúng không? Nho chứa nhiều vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch. Rượu trái cây nho uống ở mức độ vừa đủ sẽ có công dụng giảm cholesterol và lão hóa.
5. Rượu dâu tằm – giúp an thần, làm đẹp da móng tóc
Quả dâu tằm đã được ngành y học thế giới chứng minh là một trong những loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, giúp kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa mạnh mẽ. Chính vì thế chúng được chọn để ngâm rượu trái cây.
- Công dụng của rượu dâu tằm : tăng cường hệ tiêu hóa, thông khí huyết, cải thiện da, móng, tóc; giúp an thần; chống oxy hóa, tốt cho mắt
6. Rượu dâu tây – Đẹp da, thanh lọc cơ thể
Khi kết hợp với rượu, rượu dâu tây là một món uống vừa thơm ngon vừa giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
- Công dụng của rượu trái cây dâu tây : nhuận phế, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người mắc chứng thiếu máu, suy nhược. Đối với phụ nữ, rượu dâu tây còn giúp cải thiện làn da giúp tăng sản sinh collagen, làm ngăn chặn quá trình lão hóa, đương nhiên là thêm mịn da rồi 😀
Xem 4078 lần